Bản đồ hành chính Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế và xã hội. Là công cụ hữu ích giúp cho việc quản lý tài nguyên, lập kế hoạch phát triển và định hướng đầu tư, nghiên cứu và giảng dạy. Cùng IOTLink tìm hiểu bản đồ hành chính Việt Nam chi tiết qua bài viết sau nhé!
Mục Lục
ToggleBản đồ hành chính Việt Nam
Bản đồ hành chính là bản đồ chuyên đề, có yếu tố chuyên môn thể hiện sự phân chia lãnh thổ và quản lý đơn vị hành chính theo quy định của Nhà nước Việt Nam. (Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT)
Bản đồ hành chính Việt Nam thể hiện khu vực hành chính 63 tình thành. Cùng với 3 miền Bắc – Trung – Nam và 7 vùng kinh tế.
Bản đồ hành chính Bắc – Trung – Nam
Bản đồ hành chính miền Bắc
Miền Bắc Việt Nam được coi là “trái tim của cả nước”. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa. Bắc Bộ được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm dựa trên địa hình tự nhiên và đặc điểm phát triển kinh tế.
- Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh thành: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu và Yên Bái.
- Đồng Bằng Sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc.
- Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh thành Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ và Quảng Ninh.
Bản đồ hành chính miền Trung
Các tỉnh thành Trung Bộ Việt Nam được chia là 3 vùng kinh tế nhỏ hơn.
- Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh thành: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế.
- Tây Nguyên là khu vực cao nguyên lớn nhất nước ta với 5 tỉnh thành trải dài từ Bắc xuống Nam: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng.
- Duyên Hải Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh thành: Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định và Phú Yên.
Bản đồ hành chính miền Nam
Nam Bộ gồm hai vùng kinh tế lớn là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. 2 vùng này có các tiềm lực để phát triển kinh tế. Tạo sự chủ động cho sự phát triển của cả vùng phía Nam đất nước.
- Đông Nam Bộ (Miền Đông) bao gồm 1 thành phố và 5 tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tây Ninh.
- Tây Nam Bộ (vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long) bao gồm Cần Thơ (thành phố trực thuộc trung ương) và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách xem bản đồ Việt Nam
Bản đồ giấy
- Tỷ lệ bản đồ: Là tỷ số giữa khoảng cách đo được trên bản đồ và khoảng cách do được ngoài đời thực. Thể hiện mức độ thu nhỏ trên hình ảnh. Tỷ lệ này càng lớn thì mức độ chi tiết nội dung càng rõ và nhiều và ngược lại.
- Đường đồng mức: Là đường bình độ gồm nhiều đường tròn lượn sóng. Được sử dụng trên loại bản đồ với hình ảnh 2 chiều với mục đích mô tả độ cao ở mặt đất.
- Các ký hiệu, chú thích: Ở phần mục chu thích cũng thể hiện 1 số thông tin liên quan đến bản đó. Ký tự, ký hiệu, đường kẻ, màu sắc thể hiển từng đối tượng, vị trí khác nhau.
Bản đồ số Map4D
Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn có thể xem được bản đồ Việt Nam trên ứng dụng Map4D.
Tải ứng dụng Map4D
Tìm kiếm địa điểm bạn muốn biết. Ứng dụng Map4D luôn cập nhật thông tin thường xuyên. Mang lại cho ban trải nghiệm sử dụng tốt nhất.
Tầm quan trọng của bản đồ hành chính Việt Nam
Bản đồ hành chính Việt Nam có tầm quan trọng rất lớn đối với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Quản lý đất đai và tài nguyên
Là công cụ quan trọng giúp các cơ quan chức năng có thể định vị, xác định vị trí, phân loại và quản lý các loại đất và tài nguyên khác nhau.
Lập kế hoạch phát triển và định hướng đầu tư
Hữu ích trong việc lập kế hoạch phát triển và định hướng đầu tư tại các đơn vị hành chính khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan chức năng có thể dựa vào bản đồ để đánh giá tiềm năng phát triển, xác định các vùng ưu tiên và lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Hỗ trợ tìm kiếm địa chỉ
Hỗ trợ cho việc tìm kiếm địa chỉ trở nên dễ dàng hơn. Xác định vị trí địa lý của các địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó dễ dàng tìm kiếm và di chuyển đến địa điểm mong muốn.
Trong giáo dục, giảng dạy và học tập
Là công cụ hữu ích trong việc giảng dạy và học tập. Đặc biệt là trong các môn học liên quan đến địa lý, lịch sử và chính trị. Giáo viên và học sinh có thể dễ dàng tìm hiểu về các đơn vị hành chính khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Tìm hiểu những thông tin cơ bản về địa lý, dân số, kinh tế và chính trị của các đơn vị này.
Nghiên cứu khoa học
Là bản đồ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học và định hướng phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ nó mà các nhà nghiên cứu có thể thu thập thông tin, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của các đơn vị hành chính khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này giúp cho việc đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội hiệu quả và phù hợp với thực tiễn địa phương.
Quản lý dân cư và thống kê
Dựa vào bản đồ này để xác định dân số, phân bổ dân cư, đếm dân và thực hiện các công tác thống kê khác.
Quản lý đường bộ và giao thông
Bản đồ hành chính Việt Nam cũng là công cụ mà các cơ quan chức năng. Có thể dựa vào công cụ này để đánh giá tình hình giao thông, phân bổ tuyến đường và lập kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông.
Tóm lại
Tóm lại, bản đồ hành chính Việt Nam thể hiện hành chính 63 tình thành. Cùng với 3 miền Bắc – Trung – Nam và 7 vùng kinh tế. Có tầm quan trọng rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, việc duy trì và cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam luôn được đánh giá là rất quan trọng và cần thiết.