Bản đồ địa giới hành chính (ĐGHC) là công cụ rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Đây là loại bản đồ thể hiện vùng biên giới hoặc ranh giới của 1 khu vực hay lãnh thổ trên bản đồ. Bản đồ ĐGHC khác gì với bản đồ hành chính? Nếu bản đồ ĐGHC được triển khai trên nền tảng bản đồ số thì sẽ mang lại những lợi ích gì? Cùng IOTLink tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
ToggleBản đồ địa giới hành chính là gì?
Là loại bản đồ thể hiện đường ranh giới, phân chia các đơn vị hành chính và được đánh dấu bởi các mốc địa giới. Bản đồ này là cơ sở pháp lý trong việc phân chia và quy định phạm vi trách nhiệm của các bộ máy hành chính nhà nước các cấp. Từ đó quản lý các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đất đai, dân cư của một địa phương.
Nội dung của bản đồ địa giới hành chính
Yếu tố đường là nội dung cơ bản nhất thể hiện trên bản đồ ĐGHC. Được biên tập dựa trên cơ sở bản đồ địa hình đã có sẵn.
Bản đồ ĐGHC cần phải thể hiện rõ:
- Mốc địa giới: thường được cắm ở các nơi dễ thấy trên thực địa, phải hiển thị đầy đủ trên bản đồ này.
- Điểm giao nhau, điểm ngoặt, điểm cong, đỉnh đoạn cong: thường thể hiện ở các đường giao thông, mương, kênh rạch,… Đặc biệt phải thể hiện rõ và đầy đủ chính xác trên các bản đồ cấp xã. Còn đối với bản đồ cấp huyện, tỉnh thì có thể khái quát hóa.
Vai trò bản đồ địa giới hành chính trong cuộc sống
Phải nói rằng đây là loại bản đồ rất quan trọng. Không chỉ dùng để quản lý đất đai, mà còn xác định quyền lực chính trị trong phạm vi hành chính.
Xác định vị trí địa lý
Xác định rõ vị trí địa lý và ranh giới của các đơn vị hành chính. Giúp cho việc quản lý, bảo vệ đất đai, tài nguyên và phát triển về kinh tế – xã hội tốt hơn.
Xác định phạm vị quản lý hành chính
Xác định rõ phạm vi quản lý hành chính của các đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Tăng tính trách nhiệm và minh bạch
Là công cụ giúp cho việc quản lý và phát triển đất đai, tài nguyên thực hiện một cách công khai, minh bạch và trách nhiệm.
Hỗ trợ việc quy hoạch đô thị và nông thôn
Đây cũng là công cụ giúp cho việc định vị các dự án, xác định phạm vi, quy hoạch đô thị, nông thôn. Từ đó quản lý và phát triển khu vực được chính xác hơn.
Điểm khác nhau giữa bản đồ hành chính và bản đồ địa giới hành chính
Bản đồ hành chính và bản đồ ĐGHC đều là 2 loại tài liệu quan trọng liên quan đến phạm vi đất đai trong công cuộc quản lý hành chính. Chúng có các điểm khác nhau như sau:
Về mục đích sử dụng
- Bản đồ HC: Mô tả các đơn vị hành chính, các vùng đất và dân số.
- Bản đồ ĐGHC: Mô tả ranh giới, biên giới về địa lý giữa các đơn vị quản lý hành chính.
Về đối tượng địa lý
- Bản đồ HC: Thể hiện các đơn vị hành chính các tỉnh, các thành, huyện, xã,…
- Bản đồ ĐGHC: Thể hiện ranh giới phạm vi địa lý của đơn vị hành chính cụ thể.
Về phạm vi sử dụng
- Bản đồ HC: Sử dụng cho mục đích lập kế hoạch, quản lý và đề ra định hướng phát triển của đơn vị hành chính.
- Bản đồ ĐGHC: Sử dụng cho mục đích giúp cho các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu,… hiểu rõ hơn về đặc điểm địa lý của một khu vực cụ thể.
>>> Xem thêm Những kiến thức cơ bản về bản đồ hành chính Việt Nam
Nếu bản đồ ĐGHC kết hợp trên nền tảng bản đồ số?
Nếu có sự kết hợp giữa bản đồ ĐGHC kết hợp trên nền tảng bản đồ số sẽ nâng cao việc xác định thông tin, quản lý.
- Phạm vi địa giới sẽ được tạo ra với mật độ chính xác cao hơn.
- Công nghệ định vị chính xác cao.
- Hình ảnh vệ tinh và bản đồ kỹ thuật số mang lại cách hình trực quan.
- Thông tin về đất đai, tài nguyên, dân số,… giúp quản lý hiệu quả và toàn diện.
- Khả năng tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng.
- Quản lý địa lý, phạm vi khu vực hành chính một cách hiệu quả hơn.
Tóm lại
Bản đồ địa giới hành chính là loại bản đồ quan trọng trong lĩnh vực đất đai và tài nguyên tại Việt Nam. Là một công cụ quan trọng và có thể ứng dụng nhiều trong cuộc sống của con người. Cả bản đồ HC và bản đồ ĐGHC đều giúp ích cho việc nghiên cứu, quản lý và phát triển từng phạm vi khu vực. Nâng cao đời sống nhân dân, phát triển đất nước.