IoT là gì? Vai trò của IOT quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Trong bài viết dưới đây, IOTLink chia sẻ đến bạn 1 vài kiến thức cơ bản của Internet of Things. Tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
ToggleIoT là gì?
IoT viết tắt của cụm Internet of Things – Internet vạn vật. Là mạng lưới rộng bao phủ hầu hết mọi vật trên toàn cầu, kết nối với mạng Internet.
Internet vạn vật cho phép tất cả các thiết bị con người sử dụng đều có thể kết nối và tương tác với nhau qua mạng Internet. Điều đó giúp cho việc thu thập, xử lý và truyền tải dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
Đặc điểm của IoT là gì?
- Tính kết nối và liền các thiết bị với nhau.
- Mỗi thiết bị đều có mạng lưới IoT với network và phần cứng khác nhau, không đồng nhất.
- Trạng thái và lượng thiết bị có thể dễ thay đổi, linh hoạt.
- Vì có thể kết nối nhiều thiết bị với nhau nên mạng lưới IoT có quy mô lớn.
- Phục vụ cho các dịch vụ kết nối vạn vật với nhau.
Cấu trúc của hệ thống
Một hệ thống IoT sẽ gồm 4 phần chính:
- Thiết bị (Things)
- Trạm kết nối (Gateways)
- Hạ tầng mạng (Network and Cloud)
- Bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers)
Các cảm biến sẽ cảm nhận các tín hiệu từ môi trường. Bao gồm: ánh sáng, nhiệt độ, áp suất,… Và chuyển thành các dạng dữ liệu trong Internet. Tiếp đó các tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra các thay đổi theo ý của người dùng.
Tại sao IoT lại quan trọng?
- Giúp cuộc sống trở nên tiện lợi hơn, con người làm việc thông minh hơn.
- Kiểm soát được quy trình, thời gian, hiệu quả một cách tốt nhất.
- Doanh nghiệp có thể kiểm soát chi tiết về hoạt động kinh doanh của mình.
- Tự động hóa các quy trình sản xuất và tiết kiệm chi phí hoạt động.
- Thúc đảy kinh doanh, sự minh bạch giữa doanh nghiệp và khách hàng.
>>> IoT có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của con người. Và sẽ liên lục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Mức độ bảo mật và an toàn của IoT
Thực trạng rằng vấn đề bảo mật của IoT vẫn còn khá kém. Bởi vì không phải thiết bị IoT nào cũng đảm bảo đầy đủ những điều cơ bản về bảo mật. Ví dụ như mã hóa dữ liệu trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sử dụng IoT vẫn hạn chế những rủi ro và khai thác triệt để những lợi ích từ công nghệ hiện đại này.
- Xây dựng hệ thống giám sát
- Xây dựng mạng lưới riêng dành cho các thiết bị IoT
- Kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ.
- Nhân biết môi đe dọa để phòng tránh.
Hệ thống hoạt động của IoT như thế nào?
Một hệ thống IoT thường hoạt động thông qua việc thu thập và trao đổi dữ liệu theo thời gian thực. Gồm 3 phần chính:
Các thiết bị thông minh
Các thiết bị có khả năng trao đổi điện toàn như: tivi, camera, thiết bị mạng,… Các thiết này sẽ thu thập dữ liệu từ mỗi trường xung quanh > nhận dữ liệu qua Internet từ ứng dụng IoT của thiết bị.
Các ứng dụng IoT
Ứng dụng IoT gồm các phần mềm, dịch vụ với chức năng nhận tích hợp dữ liệu nhận được từ các thiết bị IoT khác nhau. Các ứng dụng sử dụng Machine Learning hay AI để phân tích rồi đưa ra quyết định. Sau đó truyền những quyết định lại thiết bị IoT để thiết bị đó phản hồi dữ liệu liệu vào 1 cách thông minh.
Giao diện người dùng
Các thiết bị IoT được quản lý thông qua giao diện đồ họa người dùng. Ví dụ: app, web,… Có thể dùng để đăng ký, kiểm soát các thiết bị thông minh.
Trong cuộc sống con người lợi ích của IoT là gì?
- Thoải mái và tiện lợi với Smart Home.
- Có thể quản lý các thiết bị bằng Internet.
- Mua bán, trao đổi hàng hóa bằng các thiết bị thông minh.
- Quản lý doanh nghiệp, xã hội, môi trường,…
- Có thế lập kế hoạch thông minh.
Đối với doanh nghiệp lợi ích của IoT là gì?
Thúc đẩy sự đổi mới cho doanh nghiệp
Internet of things giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều cơ hội mới trong tương lai. Với những dữ liệu, phân tích nâng cao doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều phương pháp, dự án, chiến dịch với các mục tiêu chuẩn xác. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Chuyển đổi dữ liệu chuyên sâu
Tận dụng các dữ liệu trong quá khứ, hiện tại đã có được để phát triển trong tương lai. Chuyển đổi dữ liệu thành thông tin chuyên sâu và hành động bằng AI và ML.
Tăng tính bảo mật hệ thống
IoT không phải 100% bảo mật. Tuy nhiên nếu tận dụng điểm mạnh của IoT và liên tục giám sát , quản lý hiệu quả. Từ đó nó sẽ trở thành điểm mạnh cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả và hạn chế rủi ro cho hệ thống doanh nghiệp.
Linh hoạt các giải pháp khác nhau
Mỗi hệ thống IoT hay mỗi thiết bị IoT đều có những tính năng khác nhau, có thể bổ trợ cho nhau. Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp mà tận dụng công nghệ IoT này để triển khai. Ví dụ: Mang đến dịch vụ tốt cho khách hàng, bán sản phẩm chất lượng, cải thiện mức độ hài lòng, tăng trải nghiệm khách hàng,…
Tóm lại
Qua bài viết bạn cũng đã nắm được những kiến thức cơ bản của IoT là gì phải không? IoT đã đóng vai trò quan trọng hiện nay. Nó góp phần cho cuộc chạy đua phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 – khoa học quốc gia trên thế giới. Trong tương lai, IoT còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Phục vụ cho đời sống, vật chất con người hiện đại hơn.