Năm 2023 sắp khép lại với nhiều sự kiện chuyển đổi số nổi bật. Có thể thấy cuộc đua về công nghệ số, giải pháp số rộng khắp các lĩnh vực. Và sự nóng lên bởi sự “nước rút” của các doanh nghiệp, ban ngành Việt Nam. Trong đó, không thể không nhắc đến cuộc đua số hoá dữ liệu không gian địa lý – bản đồ số trong các lĩnh vực: giao thông, du lịch thông minh, địa danh văn hoá lịch sử, đa ngành,…
Mục Lục
ToggleBản đồ số (Bđs) là gì?
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ về Bđs là gì để hiểu rõ hơn về chủ đề hôm nay.
Bđs là phiên bản của bản đồ truyền thống được tạo bằng phần mềm máy tính.
Bđs thường sử dụng dữ liệu địa lý và cung cấp thông tin chi tiết về các vị trí trên bề mặt trái đất. Bao gồm: tên đường, địa chỉ và tọa độ GPS.
Bđs có thể chỉ đường, tìm kiếm địa điểm, hoặc phân tích dữ liệu địa lý cho các mục đích kinh doanh, khoa học và nghiên cứu.
Xem thêm: Bản đồ số là gì? Nền tảng bản đồ số là gì?
Năm 2023 – Cuộc đua Bđs và giải pháp liên quan đến bản đồ
1. Bđs du lịch
Từ sau đại dịch Covid-19, dịch vụ du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch thế giới nói chung có nhiều thay đổi. Khách du lịch chú trọng việc “trải nghiệm online” nhiều hơn trước khi đi thực tế. Từ đó, giải pháp bản đồ du lịch thông minh dần trở nên phổ biến hơn. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho người du lịch, cung cấp đầy đủ thông tin và hình ảnh chi tiết địa điểm.
Các tỉnh, thành hiện đang rất chú trọng đến việc phát triển cho riêng mình một giải pháp du lịch thông minh. Với mục đích quản lý, quảng bá dịch vụ du lịch và các tiện ích du lịch liên quan. Các cổng thông tin du lịch online được phát triển bởi các công ty giải pháp số. Từ hệ thống thông tin quản trị, đến hệ thống thông tin du lịch đều rất đầy đủ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh thành phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn.
Tham khảo một số trang du lịch:
- Du lịch huyện Châu Thành – tỉnh Bến Tre.
- Du lịch tỉnh Bình Dương.
- Du lịch tỉnh Quảng Nam.
- Du lịch thành phố Tam Kỳ – Quảng Nam.
- Du lịch tỉnh Bắc Kạn.
- Du lịch tỉnh Lai Châu.
- Du lịch tỉnh Đăk Nông.
2. Bđs lịch sử văn hoá
Sự phát triển của xã hội gắn liền với việc bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống. Việc số hoá đưa các địa danh lịch sử lên bản đồ số, phục vụ quảng bá giá trị hào hùng nước Việt là điều không thể thiếu.
Chính vì vậy, với sứ mệnh đem các giá trị truyền thống lại gần hơn giới trẻ, TƯ Đoàn TNCS HCM đã triển khai: “Bản đồ các địa danh lịch sử gắn với tuổi trẻ”.
Xem thêm: bandoso.doanthanhnien.vn
3. Bđs giao thông
Một ứng dụng không thể không nhắc đến đó chính là bản đồ số thông tin giao thông.
Việc sử dụng ứng dụng bản đồ trong giao thông không hề xa lạ từ xưa nay. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, dân cư đông đúc hơn, phương tiện lưu thông nhiều hơn,… Từ đó dẫn đến nhiều yêu cầu hơn cho một ứng dụng bản đồ giao thông.
Thành phố Hồ Chí Minh, một đầu tàu kinh tế của Việt Nam đã phát triển và đưa vào sử dụng bản đồ thông tin giao thông.
Tại ứng dụng này sẽ cung cấp cho người dùng các tính năng như:
- Hệ thống đường giao thông và các thông tin liên quan.
- Thông tin tình trạng ùn tắc giao thông, mật độ phương tiện giao thông.
- Camera giao thông: Cung cấp hình ảnh trực tiếp về đoạn đường, điểm giao thông cho người dùng, nhà quản lý.
- Hệ thống biển báo.
- Các thông tin khác liên quan phục vụ công tác quản lý và quy hoạch giao thông, hạ tầng.
Xem thêm: giaothong.hochiminhcity.gov.vn
4. Bđs nông nghiệp
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến bản đồ số nông nghiệp phục vụ chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam.
Đối với một bản đồ nông nghiệp, cần có các tính năng cần thiết cho cả nhà quản lý lẫn nông hộ và người dùng như:
- Truy vấn được các thông tin địa điểm nuôi trồng.
- Thông tin chủ quản, nông hộ,…
- Thông tin liên quan nông sản: Thời gian nuôi trồng, các loại thuốc, phân bón đã sử dụng, nguồn giống, kỹ thuật canh tác,…
- Thông tin giá bán, kênh tiêu thụ, phân phối hàng hoá thành phẩm.
- Thông tin dịch tể.
- Thông tin phân bố vùng canh tác.
- Hệ thống tưới tiêu.
- Hệ thống xử lý chất thải.
- Thông tin các tiện ích liên quan.
Xem thêm:
5. Bđs tích hợp dữ liệu đa ngành – bản đồ số dùng chung
Ngày 25/10, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã tổ chức hướng dẫn sử dụng, khai thác, tích hợp và chia sẻ cơ sở dữ liệu Hệ thống Bđs cho các sở ban ngành trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Bđs TP.HCM là nền tảng Bđs dùng chung cho toàn Thành phố, thay thế các ứng dụng sử dụng bản đồ như Openstreet Map, Google Map. Hệ thống cung cấp một bộ sưu tập bản đồ nền đa dạng, bao gồm bản đồ hành chính, bản đồ giao thông, bản đồ địa hình, vệ tinh, tòa vuông (3D).
Ngoài ra, Bđs này giúp người dùng dễ dàng truy cập và khám phá các thông tin về địa chỉ, đường giao thông, giáo dục, y tế, môi trường, hành chính, và nhiều lĩnh vực khác trên địa bàn TP.HCM.
Xem thêm: Bản đồ số tích hợp dữ liệu đa ngành.
6. Từ tháng 02/2024, bản đồ số hóa hộ kinh doanh sẽ áp dụng trong toàn ngành
Từ tháng 02/2024, Tổng cục thuế sẽ chính thức triển khai chức năng bản đồ số hộ kinh doanh – áp dụng đối với 58 Cục thuế còn lại. Góp phần thực hiện hiệu quả chức năng bản đồ số hộ kinh doanh. TP.HCM đã và đang triển khai tích cực nhiều công việc liên quan, sẵn sàng cho việc áp dụng chính thức chức năng này.
Bản đồ số hộ kinh doanh là tập hợp các thông tin đã được mã hóa và lưu trữ dưới dạng số. Các chức năng này được triển khai trên nền tảng WEB và ứng dụng Etax Mobille. Dữ liệu của hộ kinh doanh được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của toàn ngành thuế.