[Tin Nóng] Trung Quốc thách thức quốc tế bằng việc phát hành “bản đồ 10 đoạn”

Gần đây, Trung Quốc thách thức quốc tế bằng việc phát hành “bản đồ 10 đoạn”. Sau động thái đó, rất nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối kịch liệt hành động sai trái này.

Bản đồ du lịch Trung Quốc thể hiện đường 10 đoạn
Bản đồ du lịch Trung Quốc thể hiện đường 10 đoạn – Travel China Guide

Sơ lược về Biển Đông

Như các bạn đã biết, Biển Đông là vùng biển phía đông Việt Nam. Vùng biển này đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương giữa các nước khối Đông Nam Á. Có thể kể đến như: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Phillipine,…

Giới hạn Biển Đông:

Ở phía nam: giới hạn phía đông và phía nam của eo biển Singapore and eo biển Malacca.
Phía tây đến Tanjong Kedabu (1°06′B 102°58′Đ). Trải xuống bờ biển phía đông đảo Sumatra tới mũi Lucipara (3°14′N 106°05′Đ).
Rồi đến Tanjong Nanka – cực tây của đảo Banka – băng qua đảo này đến Tanjong Berikat (2°34′N 106°51′Đ).
Rồi đến Tanjong Djemang (2°36′N 107°37′Đ) trên đảo Billiton.
Sau đó men theo bờ biển phía bắc đảo này đến Tanjong Boeroeng Mandi (2°46′N 108°16′Đ).
Rồi từ đó đến Tanjong Sambar (3°00′N 110°19′Đ) – cực tây nam của đảo Borneo.

Bên cạnh đó, Biển Đông còn được biết đên với nhiều đảo lớn nhỏ. Trong đó có quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa của Việt Nam, được lịch sử và luật pháp quốc tế công nhận.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép trên Biển Đông

Tuy nhiên, từ những năm thập niên 1940, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trái phép trên vùng biển này. Nhiều nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Phillipine, Nhật Bản,…

Năm 2009, Trung Quốc chính thức công bố bản đồ có đường lưỡi bò. Điều này thể hiện rõ tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
Tháng 3/2010, Trung Quốc đã khiến cho cả thế giới giật mình khi tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.

Kể từ thời điểm đó đến nay, rất nhiều bài báo và ngôn luận quốc tế đã phản đối việc này.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả, Trung Quốc lại một lần nữa tung ra “bản đồ 10 đoạn” vào cuối năm 2023.

Sau sự việc nêu trên, các nhà chức trách nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối. Dư luận quốc tế rầm rộ lên án và phê phán hành động ngang ngược này của Trung Quốc.

Báo chí, cơ quan truyền thông, dư luận quốc tế phản đối Trung Quốc

Trang Business Insider đưa tin:

Trung Quốc đã công bố một bản đồ chính thức mới của nước này nhằm tăng cường vai trò của các yêu sách của họ ở Biển Đông.
Truyền thông nhà nước này khẳng định các vùng biển tranh chấp cũng như nhiều đảo nhỏ và rạn san hô là lãnh thổ quốc gia Trung Quốc.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu tại vùng biển mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều tuyên bố chủ quyền đã dẫn đến các vụ va chạm trên biển giữa tàu của cả hai nước và bạo lực chống Trung Quốc ở Việt Nam.

 

Trang Straits Times đưa tin:

Nhân dịp “Tuần lễ nâng cao nhận thức về bản đồ quốc gia”, Trung Quốc đã ban hành Bản đồ tiêu chuẩn Trung Quốc năm 2023.
Tờ bản đồ này bao gồm các khu vực hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia gần Sabah và Sarawak, Brunei, Philippines, Indonesia và Việt Nam.

 

Trang tin Channel News Asia đưa tin

Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc đã ban hành “Bản đồ tiêu chuẩn Trung Quốc 2023”.

Trong đó, Trung Quốc đưa ra các yêu sách đối với những vùng đất rộng lớn ở Biển Đông. Việc này đang bị tranh chấp bởi Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei,… Cũng như một số khu vực đất liền Ấn Độ và Nga.

Bản đồ mới của Trung Quốc phục hồi việc sử dụng đường “10 đoạn” – với một đoạn bổ sung ở phía đông Đài Loan.

Bản đồ này đã vấp phải sự phản đối từ chính phủ Ấn Độ, Philippines và Malaysia. Trong khi Indonesia, mặc dù không phải là quốc gia có yêu sách. Nhưng có quần đảo Natuna nằm trong đường chín đoạn.

 

Trang The Sysney Morning Herald phản ánh

Sau khi “Bản đồ tiêu chuẩn Trung Quốc 2023” được phát hành, nhiều nước trong khối Asia đã lên tiếng phản đối:

“Chúng tôi nhận được tin rằng đường chín đoạn đã được mở rộng thành đường 10 đoạn”, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos. Jr, ông thề sẽ tiếp tục bảo vệ lãnh thổ của đất nước.

Đài Loan và Việt Nam cũng lên tiếng phản đối, cùng với Ấn Độ, Malaysia và Philippines.

Làn sóng phản đối động thái mới nhất của Bắc Kinh ngày càng gia tăng.

 

Trang Global Voices đưa tin:

Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trong việc thiết lập sự hiện diện quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa gần vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa gần vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Thông qua các cuộc tập trận, xây dựng đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự. Cũng như triển khai các tàu lớn tới tuần tra ở khu vực tranh chấp trong hai thập kỷ qua.
Mục đích là để kiểm soát các hoạt động đánh bắt cá, hoạt động thăm dò dầu khí và hoạt động lắp đặt cáp internet dưới đáy biển.

Để phản ứng trước sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực. Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận chung với Philippines và Indonesia.

Tâm lý phổ biến của người Đông Nam Á được phản ánh rõ nhất qua bài đăng lan truyền trên Facebook:

Trên toàn thế giới, quốc gia nào sẽ có quyền tài phán trên biển trải dài 12 hải lý từ bờ biển của mình đến biển khơi. Chiếm toàn bộ đại dương và chặn các tuyến đường tàu quốc tế lớn?
Họ thậm chí còn áp đặt quyền tài phán trên biển của mình cách xa khu vực ven biển của mình hàng nghìn km, chặn lối vào của các quốc gia khác.
Theo bản đồ 10 đoạn này, chúng ta thậm chí không thể bước ra khỏi cửa ngõ ven biển của mình… Bản đồ này cho thấy Trung Quốc không tôn trọng các nước láng giềng; đây là hành động đế quốc côn đồ.

 

Trang Japan Forward

Trên khắp châu Á, đã có nhiều lời chỉ trích rộng rãi đối với bản đồ mới của Trung Quốc. Bản đồ này bao gồm “đường mười đoạn” – một phiên bản mở rộng của “ đường chín đoạn”. Mà nước này sử dụng để khẳng định các yêu sách lãnh thổ của mình ở Biển Đông.

Đáng chú ý, việc mở rộng này đã dẫn đến sự phản đối không chỉ từ các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Philippines và Việt Nam mà còn từ Đài Loan. Hơn nữa, việc khẳng định một chiều quyền lãnh thổ của Trung Quốc có thể làm leo thang căng thẳng chính trị trong khu vực.

 

“Bài viết trên được tổng hợp từ nhiều nguồn.”

 

Đọc thêm:

 

#Bin_To

Related news

0 0 votes
Rate Articles
Subscribe
Notify of
guest
0 Feedback
Inline Feedbacks
View all comments

Share:

MAYBE YOU ARE INTERESTED

en_USEnglish