Chiều 23/10, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Bạc Liêu năm 2024, với chủ đề: “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số – Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Tại đây, đại diện đơn vị IOTLINK đã trình bày phần mềm giải pháp Bản đồ số dùng chung cho tỉnh.
Đến dự Hội thảo, về phía lãnh đạo Bạc Liêu có các đồng chí: Phạm Văn Thiều – Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh; Bùi Tấn Bảy – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Ngô Vũ Thăng – Phó Chủ tịch UBND, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh. Về phía khách mời, có gần 350 đại biểu đến từ 12 Sở TT-TT Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế, doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương và sinh viên trong tỉnh.
Table of contents
ToggleChủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc:
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Văn Thiều – Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh:
"Qua chủ đề CĐS năm 2024, chúng ta thấy rằng CĐS giúp thúc đẩy sự phát triển và đổi mới sáng tạo, đồng thời tạo ra không gian phát triển mới, giúp các tổ chức, doanh nghiệp và nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Ứng dụng công nghệ số giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả, nâng cao năng suất lao động. CĐS góp phần vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống".
Nền tảng bản đồ số dùng chung cho tỉnh là gì?
Nền tảng bản đồ số dùng chung cho tỉnh là nền tảng số dựa trên nền bản đồ số, phục vụ quản lý của nhà nước và mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội như: quản lý đô thị, dữ liệu kết cấu hạ tầng; sản xuât và bán lẻ; giao thông vận tải; quản lý đất đai, nông nghiệp; tài chính ngân hàng; cứu hộ, cứu nạn; thương mại điện tử… Nền tảng bản đồ số được tích hợp với Nền tảng địa chỉ số để chia sẻ cho các giải pháp phục vụ chuyển đổi số, dần thay thế các nền tảng bản đồ số khác trên thế giới.
Hiện nay, theo chỉ đạo chung của Trung ương, mỗi tỉnh nghiên cứu xây dựng nền tảng bản đồ số dùng chung của địa phương.
Trên cơ sở đó, các ngành triển khai các lớp dữ liệu của ngành và phát triển hệ sinh thái dịch vụ trên nền tảng bản đồ số dùng chung để cùng khai thác dữ liệu, phục vụ nhu cầu quản lý, phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của địa phương.
Đồng thời, nền tảng bản đồ số của địa phương sau khi xây dựng sẽ được tích hợp vào bản đồ số quốc gia.
Tính năng và ứng dụng của nền tảng Bản đồ số MAP4D
Ưu điểm của nền tảng:
- Tính chủ quyền: MAP4D là bản đồ số do người Việt Nam phát triển và làm chủ, dữ liệu đặt tại Việt Nam nên đảm bảo tính bảo mật và an ninh quốc gia.\
- Tính khác biệt: MAP4D là bản đồ số đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam thể hiện các đối tượng trên nền bản đồ bằng không gian ba chiều (3D) và công nghệ chiều thời gian (4D) cho phép theo dõi, so sánh sự phát triển qua từng thời điểm cụ thể.
- Khả năng tích hợp: MAP4D có khả năng tích hợp số hóa, quản lý cơ sở dữ liệu và ứng dụng cũng như tích hợp các giải pháp công nghệ tiên tiến trên cả nền tảng web và app.
- Thuận tiện và dễ dàng sử dụng: MAP4D chứa công cụ APIs/bộ SDK phong phú, dễ dàng thao tác sử dụng, không giới hạn ngôn ngữ phát triển ứng dụng tích hợp. Các dữ liệu trên MAP4D được cập nhật nhanh chóng và chính xác so với thay đổi thực tế.
Đồng thời, MAP4D là một trong những nền tảng bản đồ số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị các địa phương triển khai, sử dụng.
Đọc thêm:
- IOTLINK tại ngày hội chuyển đổi số tỉnh Bình Phước 08.10.2024
- Trải nghiệm Bản đồ số XTĐT do IOTLINK cung cấp tại Hội nghị XTĐT tỉnh Bến Tre
Cùng phiên giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số, đại diện nhiều đơn vị doanh nghiệp công nghệ khác đã chia sẻ các giải pháp xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực du lịch, giáo dục, tài nguyên và môi trường; các giải pháp liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin; các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Ông Bùi Thanh Toàn – Giám đốc Sở TT-TT Bạc Liêu đánh giá các tham luận tại hội thảo đã giúp cho đại biểu có thêm thông tin hữu ích, có cách nhìn rõ hơn, cách tiếp cận mới hơn về CĐS, từ đó có thể chủ động đặt ra bài toán, lựa chọn phương án phù hợp với nhu cầu CĐS đối với ngành, lĩnh vực mình phụ trách để tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
Phát biểu trong phần bế mạc, ông Bùi Thanh Toàn cho biết sẽ vận dụng, cụ thể hóa vào thực tiễn triển khai công tác chuyển đổi số trong thời gian tới.