Trong khuôn khổ chương trình World Smart City Expo (WSCE), được Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông, Bộ Khoa học và CNTT / LH, K-water, KINTEX, Hiệp hội Thành phố Thông minh diễn ra từ ngày 03 đến ngày 05 tháng 9 năm 2024 tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Kintex, Hàn Quốc. Phái đoàn bao gồm đại diện Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đơn vị IOTLINK đã tham gia nhận giải thưởng.
Table of contents
ToggleVinh danh tại WSCE Hàn Quốc 2024
Vừa qua, đơn vị IOTLINK đã kết hợp cùng công ty MoveMents Hàn Quốc thực hiện thí điểm dự án “Số hoá không gian ngầm 3D trên nền tảng bản đồ số Map4D phục vụ công tác quản lý và vận hành.” tại thành phố Huế. Được tài trợ bởi cơ quan Phát triển Công nghệ Hạ tầng Hàn Quốc KAIA tài trợ thông qua Công ty Cổ Phần Movements (Hàn Quốc).
Với mục tiêu tạo dựng một mô hình 3D chi tiết và chính xác của không gian ngầm trong thành phố Huế, cung cấp công cụ hữu ích cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, quy hoạch và điều hành các hoạt động liên quan đến không gian ngầm. Nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng ngầm như hệ thống cấp thoát nước, điện, viễn thông và các công trình ngầm khác. Đặc biệt, trong quá trình thi công, sửa chữa hạ tầng ngầm.
Sau khi thực hiện thí điểm, dự án đã đem lại các kết quả như:
- Xây dựng mô hình 3D ngầm hạ tầng kỹ thuật tại phường Phú Hội, Thành phố Huế: Thiết lập cơ sở dữ liệu 3D thông qua chuyển đổi kỹ thuật số các cơ sở hạ tầng dưới lòng đất. Thiết lập cơ sở dữ liệu 3D cho tổng diện tích khoảng 929.834m2 tại địa điểm xác thực là phường Phú Hội, thành phố Huế.
- Tích hợp nền tảng bản đồ số Map4D nhằm cung cấp giải pháp toàn diện cho quản lý và quy hoạch đô thị thông minh. – Quản lý không gian ngầm trên nền tảng Web: sử dụng công nghệ DTX (Digital Twin eXperience) là một giải pháp tiên tiến giúp cách mạng hóa quản lý tiện ích ngầm thông qua việc sử dụng các công cụ trực quan hóa mạnh mẽ trên nền tảng web.
- Thi công “mốc ghim thông minh”: đây là quá trình quan trọng trong việc định vị vị trí hạ tầng ngầm, là thiết bị trung gian có chứa Mã code (QR code) để hiển thị, cung cấp thông tin dữ liệu trên ứng dụng. Dự kién lắp đặt các pin thông minh cách nhau 20m trên đoạn đường chính dài 10km. Số lượng mốc ghim: 800 – 1000 mốc.
Với các kết quả tích cực nêu trên, đại diện phái đoàn – ông Nguyễn Đại Vui – GĐ Sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận giải thưởng top 4 đơn vị ứng dụng giải pháp công nghệ và dịch vụ đổi mới nhằm giải quyết các vấn đề đô thị xuất sắc.
Trong bài phát biểu, ông Nguyễn Đại Vui đã chia sẻ:
"Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Hiệp hội KAIA và Công Ty Cổ Phần Movements vì đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia chương trình K-City, đặc biệt là đã mang đến một dự án ý nghĩa cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây thực sự là một cơ hội quý báu để chúng tôi học hỏi, phát triển và góp phần vào sự tiến bộ của các thành phố thông minh.
Chúng tôi đến từ Việt Nam, một đất nước giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, hiện đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế thông qua những nỗ lực phát triển bền vững và chuyển đổi số. Đặc biệt, chúng tôi, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế, rất tự hào khi có cơ hội tham gia và đại diện cho tỉnh nhà trong một chương trình quốc tế đầy ý nghĩa như World Smart City Expo (WSCE). Giải thưởng này không chỉ là sự công nhận cho những nỗ lực của chúng tôi mà còn là nguồn động lực lớn để tiếp tục mang lại những giá trị bền vững cho cộng đồng. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục phát triển và nhân rộng các giải pháp đã thành công, nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho các cộng đồng khác, cả trong và ngoài nước."
Gặp gỡ giao lưu và tham quan tại MoveMents Hàn Quốc
Kết hợp trong chuyến công tác, phái đoàn đã đến tham quan, gặp gỡ tại trụ sở chính công ty MoveMents Hàn Quốc.
Tại đây, các bên đã ngồi lại bàn luận, học hỏi và chia sẻ về định hướng cùng nhau phát triển và triển khai dịch vụ giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, các tỉnh thành khác tại Việt Nam nói chung.
Gặp gỡ mạng lưới K-city đa quốc gia
Ngày 05 tháng 9, phái đoàn đã có buổi gặp mặt giao lưu cùng các phái đoàn đến từ các nước, khu vực hiện đã và đang tham gia vào mạng lưới K-City.
K-City Network là một mạng lưới quốc gia của Hàn Quốc được thành lập để thúc đẩy các dự án đô thị thông minh (smart city) trên toàn cầu. Đây là sáng kiến của chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ và hợp tác với các quốc gia khác trong việc phát triển các thành phố thông minh, sử dụng các công nghệ tiên tiến để cải thiện cơ sở hạ tầng, quản lý tài nguyên, giao thông, năng lượng, và các dịch vụ công.
Một số đặc điểm chính của K-City Network:
- Hợp tác quốc tế: K-City Network được thiết kế để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ của Hàn Quốc với các quốc gia khác, giúp họ phát triển các dự án đô thị thông minh hiệu quả hơn.
- Tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các quốc gia tham gia K-City Network, bao gồm cả việc thiết kế, lập kế hoạch và triển khai các giải pháp đô thị thông minh.
- Chuyển giao công nghệ: Hàn Quốc không chỉ cung cấp các giải pháp công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), mà còn chuyển giao công nghệ cho các quốc gia đối tác.
- Thúc đẩy bền vững và thông minh: Các dự án trong mạng lưới K-City Network tập trung vào việc xây dựng các thành phố thông minh có tính bền vững cao, thân thiện với môi trường, và quản lý tài nguyên hiệu quả.
Trước đó, vào ngày 14 tháng 5 năm 2024, tại thành phố Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc và Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty IOTLINK đã kết hợp cùng công ty MoveMents Hàn Quốc và hiệp hội Korea Agency for Infrastructure Technology Advancement (KAIA), tổ chức buổi hội nghị ra mắt mạng lưới K-City tại Việt Nam.